Người dùng đánh giá ưu nhược điểm xe Mazda 3
Xe Mazda 3
Có nên mua xe Mazda 3? Ưu nhược điểm của Mazda 3
Thương hiệu Mazda đã có mặt khá lâu tại thị trường Việt Nam. Và tới năm 2011, thương hiệu Mazda 3 của Nhật là thương hiệu Mazda bán chạy nhất của Mazda trên dải đất hình chữ S.
4 năm qua, với biết bao nỗ lực thì khoảng cách về doanh số giữa Mazda 3 và các dòng Seden khác đang được rút ngắn. Mazda 3 đang tạo nên con sốt, hay nói cách khác là đnag tạo nên 1 hiệu ứng mạnh mẽ của giới trẻ Việt với phong cách thiết kế Kodo trẻ trung, mạnh mẽ, dáng dấp thể thao... đã thật sự chinh phục được lòng của thị trường Việt Nam.
Vậy, những gì đã làm nên điều thành công đó? Và những hạn chế của chiếc Sedan đến từ Nhật Bản?
Chúng ta sẽ rút ra được những ưu-nhược điểm, áp dụng những yêu cầu về thực tiễn nhu cầu sử dụng của cá nhân để từ đó có câu trả lời "có nên mua chiếc Mazda 3 hay không?"
>> Xem thêm: Người dùng đánh giá xe Mazda 3
Ưu điểm:
Mazda 3 thế hệ mới có thiết kế thể thao, trẻ trung, và năng động nhất trong phân khúc sedan hạng C với ngôn ngữ thiết kế KODO và công nghệ SkyActiv, đem đến khả năng vận hành linh hoạt, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu nhờ tính khí động học hoàn hảo.
Nội thất của Mazda 3 2015 cũng trẻ trung và năng động như ngoại thất. Mazda 3 được đánh giá là một trong 10 mẫu xe có thiết kế nội thất đẹp nhất năm 2014.
Động cơ xăng với công nghệ Skyactiv của Mazda là loạiđộng cơ tiên tiến nhất hiện nay trong phân khúc, vừa đảm bảo công suất cao (không cần tằng áp) vừa tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. Tất cả các phiên bản đều được trang bị hệ thống dừng/khởi động động cơ i-stop giúp tiết kiệm nhiên liệu và hộp số tự động 6 cấp.
Trang thiết bị tiện nghi và an toàn của Mazda 3 thế hệ mới rất đa dạng. Có thể liệt kê ra như: hệ thống cân bằng điện tử DSC, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC, hệ thống chống trượt TSC, camera lùi, 6 túi
khí.v.v...
Một vài ý kiến nhận xét từ người dùng:
“Mình đang dùng bản sedan 1.5, rất ok, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung mà sau khi nhận xe mình mới kiểm tra:
- Phần mềm dẫn đường chưa phát triển
- Bánh dự phòng lagiang sắt, kích thước nhỏ hơn
- Chìa khóa như remot thông thường, chưa phải là thông minh.
- Hộc để đồ phía trước không có đèn
- Nắp cốp sau mở quá cao, khó khăn cho chị em dưới 1,6 đóng cốp. Còn lại nói chung là ok.
“Tôi đã đi Mazda 3 1.5 Sedan được 3.000km. Trước khi mua cũng đã cân nhắc (so sánh với Focus 1.6 AT va Altis 1.8 AT), nâng lên đặt xuống bao nhiêu lần và đã quyết định đúng. Đánh giá:
- Tầm tiền: thấp hơn Altis 1.8 AT khoảng 80tr và cao hơn Focus 1.6AT khoảng 30tr
- Kiểu dáng ngoại thất : hợp với người trẻ tuổi hơn là Altis hoặc Focus.
- Nội thất: đẹp và tiện nghi hơn (VD: ghế bọc da lỗ, thiết kế ôm lưng, trong khi Focus là nỉ, con ghế da Altis bọc rất xấu, chất lượng da không đẹp, ngoài ra M3 có cửa sổ nóc trong khi Focus va Altis là 0....)
- Tiêu hao nhiên liệu: tất nhiên thấp hơn Focus và Altis nhưng không nhiều.
- An toàn & tiện nghi: M3 1.5 có 4 túi khi, Altis va Focus chỉ có 2; M3 trang bi DVD, camera lui..trong khi Altis va Focus chỉ là CD và không có camera.
- Khi mua xe M3, bạn được hãng xe dán kính chống nhiệt (Lumar) toàn bộ xe ngay từ lúc lắp ráp xe nên bạn không phải tốn tiền đi dán kính chống nhiệt (nếu dán Lumar thì tốn 7-8tr /xe).
- Hầu hết linh kiện lắp ráp thành chiếc xe đều nhập khẩu từ Japan, thậm chí ngay cả 04 chiếc lốp cũng Made in Japan (Focus và Altis dùng lốp Indo hoăc Thailand, thập chí là lốp LD của VN).
Một số nhược điểm:
- Cách âm chưa tốt, nhất là đi trên đường nhám (tuy nhiên Focus và Altis cũng không hơn M3 về khoản này)
- Màu sơn xe không có màu đẹp (các bạn lưu ý chọn màu cho kỹ trước khi mua vì dáng M3 mà chọn màu đen hoặc trắng thì không đẹp)
- Chưa tích hợp được GPS mặc dù đã có sẵn màn hình LCD (nghe nói cái nhày nhập từ Japan về nên không sử dụng đc tại VN).
- Đèn chiếu sáng là đèn ống, bóng Halogen không được sáng bằng đèn Bi xenon như bản 2.0 (tuy nhiên hơn hẳn Focus và Altis không có đèn ống mà là đèn thường)
“Ưu điểm: mới lạ, kiểu dáng hiện đại, trẻ trung, năng động. Hầu hết các dòng xe của Mazda kiểu dáng xe rất đẹp và đi trước thời đại, rất lâu mới lỗi mốt. Kể cả các dòng xe cũ trước của Mazda cũng vậy. Các cụ có câu "Nhất dáng nhì da").
Người dùng đánh giá về xe Mazda 3
Nhược điểm: giá cao, khoang cabin hẹp so với các đối thủ cùng phân khúc như Altis. (Mà người Việt Nam mình thì lại ưa xe rộng). Điều này làm Mazda mất đi lợi thế khá nhiều so với các dòng xe của Toyota. Nếu phiên bản này giá mềm như Mazda 3 2012 tầm khoảng 700 triệu đổ lại thì Mazda 3 2014 sẽ là 1 lựa chọn quá tuyệt vời. Người Việt Nam nếu bỏ 1 khoản tiền tương đương nhau giữa 2 dòng Altis và Mazda thì đương nhiên sẽ chọn Altis, nên Mazda 3 2014 sẽ chỉ làm giảm 1 phần doanh thu của Altis chứ không thể soán được ngôi vương của Altis trong phân khúc này.
“Về tổng quan chung thì ok, chi tiết thì có 1 số cái sao các kỹ sư đã nghiên cứu chế tạo ra không phát huy tối đa luôn cho nó mượt mà nhỉ, vd: Cái màn hình thì nên thiết kế cho nó gập gọn gàng xuống khi không muốn sử dụng chẳng hạn, cái ghế thì cho nó chỉnh điện luôn đi như ban 2.0, điều khiển hành trình nữa. Tốt nhất là gộp Mazda3 1.5 lại với 2.0 " thành 1 bản 1.8 có phải là tuyệt không nhỉ?" Giá bán tầm với altis 1.8 CVT thì ...Thực ra các nhà nghiên cứu cũng tính toán cả rồi, nhưng đúng là không tuyệt đối được: cứ tưởng chia ra nhiều kiểu thì nhiều sự lựa chọn, không bán cho nhu cầu này thì nhu cầu khác, không biết đã thống kê chưa? chắc vẫn có sự lệch lạc. vd: bản sedan thì thiếu không có hàng, hatback thì thừa cũng như 2.0.
Góp ý thêm chút: xe Mazda 3 mới ra đang tạo cơn sốt không có hàng vào dịp tết nguyên đán, nhất là bản sedan. Quả thật là hơi đáng tiếc vì màn khởi đầu rất ngoạn mục "không có xe lái thử như altis hay các hãng xe khác, khách hàng mới chỉ tìm hiểu nghiên cứu trên các kênh thông tin là chính, cùng lắm thì mới ngắm nghía ở salon oto thì cũng hòm hòm là quyết định luôn" Nhân đà này Mazda nên tận dụng tối đa làm sao đừng để khách hàng đợi lâu quá vì thời gian sẽ thay đổi quyết định nhiều, nhất là nếu để qua tết nguyên đán mới có xe đi thì Mazda 3 mất đi khá nhiều khách trong tình cảnh như vậy. Altis chỉ đặt xe sau có 1 tuần là lấy. Tập chung vào em mazda 1.5 sedan thôi, theo thị hiếu và nhu cầu cao, bản 2.0 ít người mua lắm vì giá đấy họ mua mazda 6 rồi.
5 lầm tưởng khi chọn mua xe ôtô mới
Trước khi quyết định mua xe mới, bạn nên biết một số quan niệm phổ biến thật ra chỉ là lầm tưởng.
5 lầm tưởng khi chọn mua xe ôtô mới
Trước khi quyết định mua một chiếc ôtô mới như Mazda 3 vốn là tài sản không hề nhỏ bạn thường phải hỏi ý kiến của bạn bè hoặc người thân. Qua đó, bạn sẽ nhận những lời khuyên chung chung như xe máy dầu không tốt cho môi trường, Toyota Prius bảo vệ hệ sinh thái, ôtô càng to càng an toàn hoặc không nên mua sản phẩm của Mỹ...
Có những lầm tưởng đã bị các hãng xe và chuyên gia tiếp thị lợi dụng. Cũng có những quan niệm sai lầm được hình thành sau nhiều năm kinh nghiệm của người sử dụng xe.
Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng nên biết một số quan niệm phổ biến thật ra chỉ là lầm tưởng để đưa ra quyết định sáng suốt trước khi mua xe mới.
1- Xe Nhật/Đức tốt, ôtô Mỹ/Hàn thì đừng mua
Chẳng nhẽ thế giới xe lại bị gói gọn đơn giản đến thế? Trên thực tế, quan niệm xe Nhật/Đức tốt còn ôtô Mỹ/Hàn thì không nên mua hoàn toàn sai lầm.
Tại thị trường Mỹ hiện đang tồn tại một thực trạng khiến bạn phải ngỡ ngàng, đó là những mẫu xe mới tệ nhất đều đến từ Nhật Bản. Ví dụ như dòng xe Mitsubishi Galant, Lancer hay thậm chí cả Mirage mới. Thật đáng tiếc cho một nhãn hiệu từng được đánh giá cao tại thị trường Mỹ như Mitsubishi.
Tất nhiên, nói như vậy không phải là "dìm hàng" toàn bộ các mẫu xe Nhật và Đức. Những mẫu xe như Honda Civic và Toyota Corolla mới không hề tệ chút nào. Thế nhưng, trên thị trường tồn tại những mẫu xe Mỹ hoặc Hàn Quốc hoàn toàn có thể thay thế Honda Civic và Toyota Corolla.
Nếu muốn mua một chiếc xe Acura, bạn đừng vội đến ngay đại lý. Thay vào đó, hãy khảo sát trước và có thể "ngã ngửa" khi biết Buick hiện cũng đang phân phối những mẫu xe chẳng kém Acura là bao.
Trong quá khứ, hai nhãn hiệu Hàn Quốc là Hyundai và Kia từng bị người tiêu dùng Mỹ lạnh nhạt. Đến nay, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Hyundai và Kia đã đầu tư không ít tiền bạc cũng như công sức để tạo ra những mẫu xe sở hữu khả năng vận hành tốt với giá bán phải chăng.
Trong khi đó, người Đức lại vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những nhãn hiệu Mỹ như Cadillac. Có thể nói, Cadillac ATS không kém cạnh khi bị đem ra so sánh với BMW 3-Series. Bên cạnh đó là Cadillac CTS hoàn toàn có thể sánh ngang với Audi A6.
2- Xe hybrid, đặc biệt là Toyota Prius, rất tốt cho môi trường
Hãy chấp nhận một sự thật là chẳng có mẫu xe nào tốt cho môi trường, kể cả hybrid như Toyota Prius như mọi người vẫn nghĩ. Dù là xe gì thì cũng được ra đời từ một dây chuyền sản xuất chẳng hề thân thiện với môi trường.
Nếu thực sự quan tâm đến hệ sinh thái, bạn nên hạn chế đi lại bằng xe hơi và chuyển sang các phương tiện khác. Đừng nghĩ nếu lái xe Toyota Prius, bạn sẽ được mọi người ca ngợi là bảo vệ môi trường. Khi bạn mua Toyota Prius mà lái với tần suất gấp đôi xe thường thì cũng chẳng thể bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, đừng tưởng mua xe hybrid thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền. Phải mất một thời gian dài, trung bình là 2 năm, thậm chí 5-10 năm, bạn mới thấy rõ số tiền tiết kiệm được từ việc mua xe hybrid so với việc sử dụng dòng ôtô thông thường.
Theo ước tính của trang Edmunds, một người lái thông thường cần 7,5 năm để thấy rõ chi phí chênh lệch giữa việc mua một chiếc Toyota Corolla và Prius. Nếu thường xuyên di chuyển trên quãng đường ngắn, bạn có thể nghĩ đến chuyện mua xe hybrid. Trên thị trường hiện nay, có không ít sản phẩm dùng động cơ xăng tiết kiệm nhiên liệu không kém xe hybrid mà lại rẻ hơn.
3- Xe máy dầu không tốt
Nhiều người cứ nghĩ xe máy dầu chạy chậm và gây ô nhiễm môi trường. Có lẽ lầm tưởng đó bắt nguồn từ thời quá khứ khi tập đoàn GM sản xuất những mẫu xe máy dầu thực sự kinh khủng.
Trong khi đó, tại thị trường châu Âu, xe máy dầu lại rất được ưa chuộng. Không chỉ tiết kiệm nhiên liệu hơn dòng sản phẩm dùng động cơ xăng, xe máy dầu còn được tích hợp công nghệ lọc để hạn chế hạt bay vào không khí.
Về tốc độ, dòng xe máy dầu cũng chẳng hề thua kém, ví dụ như những mẫu xe máy dầu đời mới của Audi như A8 TDI với khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong thời gian 5 giây. Xe có thể hoàn thành quãng đường 100 km cao tốc với 6,53 lít dầu. Con số tương ứng với Audi A8 phiên bản máy xăng là 8,4 lít/100 km.
Đối với những người thường xuyên phải di chuyển trên quãng đường dài, xe máy dầu hoàn toàn là một lựa chọn thay thế phù hợp cho xe hybrid.
4- Xe to bao giờ cũng an toàn hơn
Chính Viện Bảo hiểm An toàn Giao thông Mỹ (IIHS) đã khẳng định: "Dòng xe nhỏ và nhẹ thường không có khả năng bảo vệ người ngồi bên trong tốt bằng loại to và nặng hơn". Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết luận, hãy cùng làm một phép tính nhỏ.
Ta có công thức: Lực va chạm = Khối lượng x Thời gian tăng tốc. Như vậy, xe càng to và nặng thì lực tác động càng lớn. Ví dụ, hai chiếc Chevrolet Suburban đâm vào nhau ở vận tốc tương tự hai chiếc Mazda Miata thì lực tác động sẽ lớn hơn nhiều vì trọng lượng lớn gấp 3 lần.
Nhìn chung, để bảo vệ tính mạng bản thân trong những vụ tai nạn, bạn không nhất thiết phải mua xe to và nặng.
5- Xe hatchback rẻ và không đáng khao khát
Đây là lầm tưởng chỉ đúng trong thập niên '70-'80 của thế kỷ trước. Mọi chuyện hiện đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại.
Tất nhiên, chuyện thích xe hatchback hay không còn tùy thuộc vào sở thích của từng người. Tuy nhiên, chẳng mấy người có thể phủ nhận vẻ đẹp của những mẫu xe hatchback như Audi A7.
Đối với phần lớn các mẫu xe đời mới, phiên bản hatchback bao giờ cũng đắt hơn một chút. Nguyên nhân bắt nguồn từ không gian nội thất rộng hơn và tính đa dụng. Ví dụ Ford Focus mới có giá khởi điểm 16.130 USD. Trong khi đó, Ford Focus Hatchback được bán với giá 18.625 USD.
>> Xem thêm: So sánh Kia K3 và Mazda 3
Xe số sàn và những sai lầm thường gặp
Xe số sàn có ưu điểm lớn nhất là có thể tiết kiệm xăng hơn xe số tự động và khi ai đã xử dụng thành thạo thì sẽ cảm nhận được nó an toàn hơn so với xe số tự động. Tuy nhiên kèm theo điều đó thì xe ô tô số sàn lại có độ phức tạp lớn hơn khiến nhiều xế mắc nhiều sai lầm.
Xe số sàn và những sai lầm thường gặp
Cắt côn khi vào cua, về N khi đổ dốc hay côn trước, phanh sau là những thói quen không đúng của nhiều tài xế chạy xe số sàn. Trong xu hướng xe hơi số tự động ngày càng phổ biến, thay thế cho xe số sàn ở mọi phân khúc, số lượng tài xế thuần thục chạy xe số sàn theo đó cũng giảm dần. Điều khiển một chiếc xe số sàn là sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai tay và hai chân để ga, phanh, vào số, đánh lái cho phù hợp nhất. Thậm chí, tạp chí Askmen từng có bài viết, đàn ông đích thực phải đi xe số sàn.
Có những thói quen không chính xác mà nhiều tài xế vẫn sử dụng khi chạy xe số sàn. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến và kinh nghiệm đi xe số sàn.
- Về N khi đổ dốc
Về N khi đổ dốc cũng tương tự việc cắt côn khi vào cua nhưng tính chất thậm chí còn nguy hiểm hơn, bởi lẽ độ dốc khiến trọng lực tác dụng vào xe lớn, quán tính tăng nhanh. Đường dốc lại thường nằm ở địa hình đồi núi, khi liên tục quanh co, phải đánh lái nhiều. Về N tăng rủi ro hơn bao giờ hết. Trong trường hợp này cần về số thấp để hãm xe bằng phanh động cơ, theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”.
- Côn trước, phanh sau
Côn trước để tránh chết máy chỉ làm tăng quãng đường và thời gian phanh, gây nguy hiểm trong những tình huống cần dừng nhanh.
Côn trước hay phanh trước để nói về các bước thực hiện khi muốn phanh dừng trên xe số sàn. Nguyên nhân dẫn tới những tranh cãi của các tài xế nằm ở chỗ côn trước để tránh chết máy, hay phanh trước mới an toàn hơn? Vậy đâu là cách thực hiện chính xác nhất?
Theo chuyên gia lái xe từ các hãng bao giờ cũng phải ưu tiên phanh trước vì nguyên tắc an toàn, chân côn chỉ hỗ trợ để về số thấp tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi tốc độ rất thấp.
Cụ thể, khi đi ở tốc độ thấp khoảng 40 km/h trở xuống trong phố đông, lúc này tài xế cũng không thể và không nên đi số cao, vì thế việc chuyển số thấp để tận dụng phanh động cơ là không cần thiết. Khi đó, nếu muốn phanh để dừng, chỉ việc rà phanh nhẹ nhàng, lực phanh theo cảm giác về tốc độ và khoảng cách.
Chỉ áp dụng chân côn cho tới khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy hoặc máy giật cục, gây khó chịu cho người ngồi trên xe. Sau khi đạp côn nên trả về số N, tránh ra vào côn nhiều gây mòn.
Tài mới có tâm lý sợ chết máy, nên thường đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới phanh, nhưng như thế là không cần thiết. Nếu chưa quen, hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe, khi đó mới đạp côn. Sau nhiều lần quen xe, tài xế sẽ biết chính xác nên áp dụng côn khi nào để không sớm quá, và cũng không tạo độ rung gây khó chịu.
Khi chạy ở tốc độ cao trên cao tốc, quốc lộ, tài xế cũng cần sử dụng chân côn, nhưng không phải để ngắt cả đoạn dài, mà dùng để chuyển số. Ví dụ xe đang chạy ở 80 km/h, muốn phanh để dừng xe, đầu tiên là đạp phanh, không quan tâm tới chân côn. Sau khi xe đã giảm tốc, đạp côn về số thấp, rồi lại rà phanh, đạp côn về số thấp hơn, cho đến khi xe chậm đến mức an toàn, tương đương di chuyển trong phố trường hợp ở trên.
Giải thích cho nguyên nhân vì sao không được cắt côn trước khi phanh, một chuyên gia cho biết khi cắt côn ở tốc độ cao, xe không còn được hãm bởi động cơ, do đó chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, giảm độ bám đường của lốp đồng thời khiến thời gian và quãng đường phanh đều tăng lên, gây nguy hiểm cho những trường hợp cần dừng nhanh.
Trường hợp cần phanh gấp, thì việc quan tâm nhất là an toàn, do đó, chỉ nên dùng phanh. Phản xạ của nhiều tài xế là đạp đồng thời lút cán cả phanh và côn, nhưng như vậy chỉ làm giảm tác dụng phanh như giải thích ở trên. Do đó, lúc này việc cần làm duy nhất của tài xế là đạp lút phanh, thậm chí xác định xe có thể chết máy, nhưng “chết người nguy hiểm hơn chết máy”.
- Cắt côn khi vào cua
Khi cắt côn, xe chỉ chạy theo quán tính mà không bị hãm bởi động cơ, do đó cảm giác xe chạy mượt mà, đánh một “lèo” khi qua cua, khiến nhiều tài xế ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là thói quen nguy hiểm.
Khi chỉ còn lăn bánh theo quán tính, hệ thống phanh giảm tác dụng, đòi hỏi quãng đường phanh lớn hơn, tài xế khó kiểm soát tốc độ nếu đánh lái thừa hoặc thiếu. Bên cạnh đó, bánh xe giảm độ bám đường khiến tăng rủi ro mất lái.
- Lười chuyển số
Lười chuyển số xảy ra khi tài xế gặp những tình huống phải chạy chậm lại, nối đuôi hoặc sau đó cần đà để vượt. Nhiều tài xế có kiểu “đi một số”, tức rất hạn chế chuyển số về số thấp mà lạm dụng chân ga.
Trong trường hợp vượt, ví như đáng ra nên về số 3 để đảm bảo sức kéo lớn nhất giúp xe tăng tốc nhanh vượt, nhưng một số tài xế lại vẫn để 5 hoặc chỉ về 4, khiến xe ỳ, thời gian vượt lâu, thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm.
- Tiết kiệm hơn số tự động
Quan niệm đi xe số sàn tiết kiệm hơn xe số tự động chỉ đúng ở giai đoạn trước, khi xe số tự động còn chưa phổ biến, công nghệ mới nên ăn xăng hơn. Nhưng hiện nay, xe số tự động chiếm phần lớn, công nghệ liên tục cải tiến, khiến mức tiêu thụ ngang bằng thậm chí ít hơn với chiếc xe lắp số sàn tương ứng.
Xe có tiết kiệm nhiên liệu hay không nằm ở kỹ năng điều khiển. Với số sàn, cần đi ở số hợp lý, chăm chuyển số để giữ độ bền động cơ. Nếu kỹ năng lái xe không thành thục, thì hộp số nào cũng tốn nhiên liệu như nhau.
Đăng tin mua bán xe Mazda 3 nhanh chóng, được giá ở đâu?
Tham khảo đầy đủ các Giá Xe Mazda 3 từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay: Xe Mazda 3.
Nguồn: https://oto.muabannhanh.com/nguoi-dung-danh-gia-uu-nhuoc-diem-xe-mazda-3/429
Người dùng đánh giá ưu nhược điểm xe Mazda 3, 135, Chuyên trang Thiết kế nội thất đẹp, Nội thất và phong thủy, Cách chọn nội thất, Mẫu thiết kế nội thất đẹp, Minh Thiện, Thiết kế nội thất đẹp, Nội thất và phong thủy, Cách chọn nội thất, Mẫu thiết kế nội thất đẹp, 29/09/2016 15:53:15
Người dùng đánh giá ưu nhược điểm xe Mazda 3 - Hotline in ấn gặp CSKH 0901 189 365 - 0901 188 365 - 0906 819 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Đánh giá tiêu dùng
Các bài viết liên quan đến Người dùng đánh giá ưu nhược điểm xe Mazda 3 , Đánh giá tiêu dùng
- 23/05/2016 Nên mua Toyota Vios hay Honda City? Mua xe nào tốt hơn? 2381
- 27/05/2016 Phụ kiện giải nhiệt cho laptop - Quạt tháp usb tower fan 1864
- 31/05/2016 Báo giá làm bảng hiệu chữ nổi mica giá rẻ 2581
- 08/06/2016 Bạn đã biết cách mua xe Mazda 3 được giá tốt nhất? 1671
- 10/06/2016 Mua bán xe đông lạnh Hyundai 1974
- 01/04/2016 Bí quyết để có ngôi nhà cấp 4 đẹp 2227
- 12/05/2016 Phụ kiện độc lạ của năm: bật lửa sạc điện Dinuo hình táo khuyết 1973
- 17/05/2016 Phụ kiện điện thoại tại TPHCM 1970
- 25/04/2016 So sánh Kia Morning nhập khẩu và lắp ráp trong nước 112