Trang sức cưới kim cương
Cách chọn mua trang sức kim cương
Bước 1
Bạn phải thật sự hiểu được nhu cầu của bản thân. Món trang sức ấy, bạn sẽ đeo trong dịp nào, sử dụng hàng ngày hay chỉ trong những dịp thật đặc biệt? Nó sẽ được phối hợp cùng với trang phục gì? Có những món trang sức nào được đeo cùng hay không? Nếu là quà tặng, bạn phải tìm hiểu sở thích của người ấy bằng việc quan sát các món trang sức cô ấy thường đeo, màu sắc yêu thích của cô ấy… Có như vậy, việc mua một món trang sức sẽ dễ dàng hơn và sử dụng hiệu quả hơn trên thực tế, nhất là khi trang sức kim cương không phải là món hàng rẻ và dễ mua.
Bước 2
Bạn phải chọn một nhãn hiệu trang sức có uy tín. Trong việc mua sắm một món hàng có giá trị cao như kim cương, điều quan trọng là phải chọn đúng thương hiệu có uy tín, nhiều mẫu mã để dễ lựa chọn và quyết định, có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và đặc biệt là một chế độ bảo hành, hậu mãi tốt. PNJ có thể tự hào khi hội đủ tất cả những yếu tố trên. Bạn còn chờ gì mà không đến với PNJ để chọn mua một món trang sức kim cương sang trọng và độc đáo?
Bước 3
Ngân sách phải là yếu tố cần được cân nhắc lúc này. Điều này giúp bạn dễ dàng đi đến quyết định mua một món trang sức kim cương phù hợp cả về mẫu mã lẫn giá cả. Hơn nữa, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi đi mua trang sức kim cương nếu bạn biết chắc được trong túi mình có bao nhiêu tiền. Không nhất thiết phải là một viên kim cương lớn và thật đắt tiền, những mẫu trang sức kim cương thanh mảnh với mẫu mã đẹp và kỹ thuật kết hột khéo léo sẽ làm bạn nổi bật cũng như sẽ mang đến nhiều bất ngờ khi làm quà tặng. Hiểu rõ được điều này, tại hệ thống PNJ hiện nay có nhiều chủng loại trang sức kim cương, từ một viên đến nhiều viên nhỏ kết hợp, từ họa tiết đơn giản đến hơi cầu kỳ để bạn có thêm nhiều lựa chọn trước khi đi đến quyết định mua.
Bước 4
Đây là lúc bạn đang đứng trước một tủ trang sức kim cương sáng rực và đầy mê hoặc. Hãy thật bình tĩnh bạn nhé, quy tắc “4C và hơn thế nữa” sẽ giúp bạn chọn được viên kim cương phù hợp nhất.
• Cut (giác cắt) Đây là yếu tố quan trọng nhất của trang sức cưới kim cương vì cho dù ngay cả khi nó có màu sắc và độ tinh khiết hoàn hảo thì một giác cắt xấu sẽ làm mất đi sự rực rỡ của nó. Những tiêu chuẩn về giác cắt phổ biến là Excellent, Very Good, Good, Medium, Fair or Poor, trong đó Excellent và Very Good là 2 tiêu chuẩn cao nhất với hầu hết ánh sáng chiếu vào viên kim cương đều phản chiếu lại mắt chúng ta. Điều này có nghĩa rằng, một giác cắt đẹp có góc cắt đúng và độ cân xứng cao để ánh sáng bên trong có thể thoát ra ngoài và tạo ra sự lấp lánh của viên kim cương, cho chúng ta thấy hiệu ứng 7 sắc cầu vồng.
• Color (màu sắc) Đối với kim cương trắng thuần tuý thì màu sắc có thể phân ra từ không màu đến màu vàng và viên kim cương càng trắng thì càng có giá trị. Trong bảng xếp loại màu kim cương trắng của GIA (Viện Đá quý Hoa Kỳ), màu trắng của kim cương bắt đầu từ ký tự D, E, F… cho loại không màu và xếp dần xuống đến Z. PNJ có một mẹo nhỏ mách bạn rằng, cách tốt nhất để thấy được màu sắc thật sự của một viên kim cương là nhìn nó đối diện với một mặt phắng màu trắng. Bạn thử xem có đúng vậy không nha. Ngoài ra, kim cương cũng có một số có màu sắc tự nhiên như đỏ, hồng, vàng, cam, nâu, xanh dương, xanh lá và một số màu khác. Những viên kim cương màu có giá trị do độ đậm nhạt của màu sắc và phụ thuộc phần lớn vào sự quý hiếm của màu sắc đó. Nhưng bạn biết không, trong thế giới kim cương, những viên kim cương màu với độ tinh khiết cao là cực kỳ quý hiếm.
• Clarity (độ tinh khiết) Độ tinh khiết là một trong 4C quyết định chất lượng của kim cương liên quan đến sự hiện diện của những tì vết thiên nhiên xuất hiện trong quá trình hình thành viên kim cương. Một viên kim cương có độ tinh khiết tốt là viên kim cương có ít tì vết hoặc tì vết rất nhỏ, khó có thể nhận ra bằng kính loupe 10x.
• Carat (trọng lượng) Carat là đơn vị dùng để đo khối lượng của đá quý nói chung. Một carat nặng tương đương 0,2gr. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là carat không phải là yếu tố quan trong quyết định giá trị của viên kim cương. Tất cả các yếu tố trong 4C đều có vai trò như nhau và đều quan trọng với khả năng chi trả của bạn. Ngoài 4C trên, còn một số C nữa như Certification (giấy chứng nhận), Characteristics of Cut (đặc tính của vết cắt) cũng làm nên giá trị của một viên kim cương. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn quyết định chọn được viên kim cương nào là phù hợp nhất.
Bước 5
Nếu bạn chọn mua kim cương rời để làm nhẫn, thì lúc này là lúc bạn nên chọn một vỏ nhẫn phù hợp. Cũng giống như hình dáng viên kim cương, vỏ nhẫn liên quan đến phong cách riêng của từng người. Vì vậy việc hiểu được phong cách của chính mình hoặc phong cách của người định tặng là vô cùng quan trọng. Còn nếu bạn chọn mua trang sức kim cương được chế tác sẵn, thì trang sức có ít hay nhiều họa tiết, đính một hay nhiều viên kim cương… là những yếu tố bạn nên cân nhắc.
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Color (Màu sắc)
Viên đá càng trắng hoặc có màu rõ nét thì càng giá trị, trừ phi màu sắc của viên đá là màu bạn yêu thích. Những chuyên gia kim hoàn phân loại kim cương theo các mức từ D (cực trắng) đến Z (vàng nhạt). Những viên vàng hơn mức D được coi là màu yêu thích và cũng đắt hơn.
Cut (Vết cắt)
Nhiều người nhầm lẫn khi nghĩ rằng vết cắt đồng nghĩa với hình dáng của viên kim cương. Đúng hơn, vết cắt có nghĩa là cách viên kim cương có mặt cho phép ánh sáng phản chiếu. Ở một viên đá có mặt cắt đẹp là ánh sáng khi tiếp xúc với nó sẽ phản chiếu thẳng lại mắt người nhìn nó. Một số máy cắt có khả năng tạo nên những viên đá lớn nhất, vì vậy, vết cắt quá nông hay quá sâu của một vết cắt có thể làm lộ các cạnh và đáy của viên kim cương.
Vết cắt có thể là một thứ gì đó rất khó đối với người bình thường khi muốn đánh giá nó. Thế nên, để xác định chất lượng của viên kim cương cần có tiêu chuẩn. Vết cắt được phân ra thành nhiều cấp độ từ cao xuống thấp: lý tưởng, chất lượng cao, rất tốt, tốt, tương đối và kém. Nói chung, bạn nên tìm mua một viên đá trong giưói hạn từ rất tốt đến lý tưởng. Nếu chi phí không được thoải mái, bạn cũng có thể chọn loại được xác định ở mức tốt.
Clarity (Độ trong)
Kim cương thường có nhiều sai sót nhỏ khi chế tác, hoặc các vết bẩn nhỏ, bọt khí, vết trầy xước hay lẫn những khoáng chất khác bên trong viên kim cương. Viên đá càng ít lỗi càng giá trị và càng đẹp.
Mức độ đánh giá độ trong của kim cương là:
- F: Hoàn mỹ - Không có bất cứ một sai sót nào cả bên trong và bên ngoài.
- IF: Hoàn hảo phía bên trong - Lỗi bên trong không có, bên ngoài chỉ có sai sót không đáng kể.
- VVS1-VVS2: Rất rất không đáng kể - Những sai sót nhỏ nhặt rất khó phát hiện khi phóng to 10 lần kể cả bằng máy phân loại tương đối tốt.
- VS1-VS2: Rất nhỏ - Những lỗi nhỏ sẽ rất khó nhìn thấy bằng mắt thường và cũng phải khó khăn mới phát hiện thấy khi phóng to viên đá 10 lần.
- Sl1-Sl2: Không đáng kể - Khó nhìn thấy sai sót bằng mắt thường, nhưng dễ phát hiện nếu phóng to 10 lần.
- I1-I3: Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy những sai sót một cách dễ dàng và chúng làm ảnh hưởng đến độ sáng của đá.
Những viên đá từ VVS2 tới F là rất hiếm nên giá của chúng cũng vì thế mà rất đắt. Nhiều cặp đôi sẽ chọn loại giữa Sl1 và VS1 nhưng cũng sẽ không bao giờ nhận thấy sự khác biệt giữa chúng.
Caret (Độ lớn)
Tiêu chuẩn này ám chỉ kích cỡ của viên đá. Trong khi một số người đánh giá giá trị viên đá qua độ lớn nhưng cũng có người thích một cái nhẫn nhỏ hơn cho phù hợp với người đeo chứ không phải vì tiền.
Nếu bạn đang muốn mua một chiếc nhẫn để làm ai đó ngạc nhiên, hãy cân nhắc tới độ hào nhoáng của những món trang sức khác mà người ấy đang đeo. Nếu họ không phải là người thường đeo nữ trang của nhiều hãng khác nhau hay những món đồ kích cỡ lớn thì bạn nên chọn nhẫn có gắn đá nhỏ. Lý tưởng nhất, bạn có thể tuỳ theo ví tiền của mình để tìm kiếm kích cỡ kim cương cho nhẫn.
>> Trang sức cưới
Phân biệt kim cương và kim cương nhái
Người tiêu dùng có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Dùng kính lúp để xem viên đá, nếu là viên đá CZ thì sẽ nhận thấy viên đá sẽ bị lỗi nhiều và tiêu chuẩn cắt mài không được chuẩn; xem cạnh của viên đá có đến 99% viên là có sọc chạy, cạnh dày hay mỏng thất thường; 1% số viên đá còn lại có thể bóng láng ở cạnh viên đá nhưng cần xem xét sự bóng láng đó có đều hay không.
Để phân biệt đá CZ và kim cương, người tiêu dùng lấy một tờ giấy trắng, vẽ một hình tròn rồi gạch ngang hình tròn hoặc chấm một dấu ở giữa. Lấy viên đá đặt vào giữa hình tròn, nếu mắt không nhìn thấy dấu gạch ngang hay dấu chấm thì đó là kim cương; ngược lại, nếu mắt thấy một đường đứt khúc hay dấu chấm nhòe thì đó là đá CZ.
Ngoài ra cũng có thể phân biệt được đá CZ hay kim cương qua đặc điểm tỷ trọng của viên đá. Viên đá CZ sẽ nặng hơn viên kim cương đồng dạng. Ví dụ 1 viên kim cương 4,5 li sẽ có trọng lượng là 0,33 - 0,35 carat, trong khi đó đá CZ 4,5 li có trọng lượng là 0,61 carat.
Mua bán trang sức cưới kim cương ở đâu?
Đăng tin, mua bán trang sức cưới kim cương tự nhiên trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Trang sức cưới đẹp
Trang sức cưới kim cương, 96, Chuyên trang Thiết kế nội thất đẹp, Nội thất và phong thủy, Cách chọn nội thất, Mẫu thiết kế nội thất đẹp, Minh Thiện, Thiết kế nội thất đẹp, Nội thất và phong thủy, Cách chọn nội thất, Mẫu thiết kế nội thất đẹp, 28/12/2015 09:42:29
Trang sức cưới kim cương - Hotline in ấn gặp CSKH 0901 189 365 - 0901 188 365 - 0906 819 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Đánh giá tiêu dùng
Các bài viết liên quan đến Trang sức cưới kim cương , Đánh giá tiêu dùng
- 01/04/2016 Bí quyết để có ngôi nhà cấp 4 đẹp 2229
- 20/05/2016 Người dùng đánh giá ưu nhược điểm xe Mazda 3 2114
- 12/05/2016 Phụ kiện độc lạ của năm: bật lửa sạc điện Dinuo hình táo khuyết 1975
- 17/05/2016 Phụ kiện điện thoại tại TPHCM 1973
- 23/05/2016 Nên mua Toyota Vios hay Honda City? Mua xe nào tốt hơn? 2385
- 24/12/2015 Kinh nghiệm du lịch Nha Trang 155
- 23/12/2015 Sàn gỗ công nghiệp loại nào tốt ?- Công ty sàn gỗ Mạnh Trí 169
- 21/12/2015 Cửa hàng bán nến thơm - Life Wonders 333
- 19/12/2015 Váy hoa vintage - AnnA Collection 184
- 18/12/2015 Sàn gỗ Malaysia loại nào tốt - Công ty Sàn gỗ Mạnh Trí 189